Nhóm thuốc kháng sinh sẽ có tác dụng trong điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra, đặc biệt trong những trường hợp nhiễm khuẩn cấp tính cần sử dụng đến kháng sinh liều cao. Tuy nhiên việc lạm dụng kháng sinh liều cao người bệnh sẽ gặp phải các ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh liều cao.

Kháng sinh liều cao là gì?

Kháng sinh liều cao là phương pháp sử dụng các loại kháng sinh với liều lượng lớn điều trị tình trạng nhiễm khuẩn nặng để giảm tình trạng viêm ở bệnh nhân. Nhiều cách để phân loại kháng sinh và phổ biến chia thành kháng sinh phổ rộng và kháng sinh phổ hẹp. Đối với những kháng sinh có tác dụng trên nhiều dạng vi khuẩn sẽ được xếp vào loại kháng sinh phổ rộng, kháng sinh đạt hiệu quả trên một số chủng vi khuẩn nhất định sẽ được xếp vào nhóm kháng sinh phổ hẹp.

Một số trường hợp sẽ được chỉ định điều trị sử dụng kháng sinh liều cao như:

  • Người bệnh mắc viêm phổi cộng đồng với các bệnh lý như suy hô hấp, suy thận, suy gan, tiểu đường, nghiện rượu, suy giảm hệ miễn dịch, suy tim có thể được chỉ định dùng Fluoroquinolon kết hợp với một beta-lactam trong điều trị.
  • Người mắc áp-xe phổi hoặc tràn mủ màng phổi sử dụng phương pháp điều trị nội khoa ngay từ đầu cần sử dụng kháng sinh liều cao kết hợp với những loại kháng sinh ở đường tiêm bắp, tĩnh mạch.
  • Người mắc viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cần điều trị sớm để diệt khuẩn ở tổn thương sùi. Việc sử dụng kháng sinh sẽ giúp diệt khuẩn kết hợp cùng với 2 kháng sinh liều cao đường tĩnh mạch trong thời gian từ 4 – 6 tuần.
  • Người mắc tình trạng viêm xương tủy nhiễm khuẩn được chỉ định dùng kháng sinh liều cao kết hợp kháng sinh kéo dài ít nhất khoảng 6 tuần.
tac-dung-phu-cua-thuoc-khang-sinh-lieu-cao1
Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc kháng sinh liều cao

Xem thêm:

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh liều cao

Việc lạm dụng kháng sinh liều cao hoặc không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa người bệnh dễ gặp phải tác dụng phụ của thuốc kháng sinh liều cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cụ thể như:

Làm mất cân bằng vi sinh đường ruột

Tác dụng của thuốc kháng sinh liều cao giúp kìm chế hoặc diệt khuẩn bởi vậy nếu dùng trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến lợi khuẩn có trong đường ruột, mất cân bằng hệ vi sinh trong hệ tiêu hóa.

Bên cạnh đó còn tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng thuốc, các loại nấm phát triển mạnh gây ra triệu chứng nấm candida đường ruột, viêm đại tràng, gây tiêu chảy…

Cách tốt nhất để hạn chế tác dụng phụ của thuốc kháng sinh liều cao nên sau mỗi đợt điều trị với nhiều loại thuốc kháng sinh người bệnh nên bổ sung men vi sinh như antibio, enterogermina, biosubtyl…

Ảnh hưởng đến tiêu hóa

Các loại thuốc kháng sinh như cephalosporin, penicillin, macrolide và fluoroquinolones… nếu người bệnh dùng không đúng cách sẽ gây ra các triệu chứng đường tiêu hóa như đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy…

Nên khi dùng thuốc kháng sinh người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về chế độ dinh dưỡng phù hợp trong quá trình điều trị bệnh. Từ đó giảm sự khó chịu cho đường tiêu hóa.

Gây ra tình trạng sốt

Việc uống kháng sinh bị sốt là do cơ thể dị ứng thuốc hoặc gặp phải tác dụng phụ của thuốc.

Một số những loại kháng sinh: Beta lactam, minocycline, cephalexin và sulfonamides sẽ có nguy cơ gây sốt cao.

Khi dùng thuốc kháng sinh bị sốt trên 40 độ kèm theo các triệu chứng phát ban, khó thở hãy tham khảo bác sĩ chuyên khoa hoặc đến các cơ sở y tế chuyên khoa.

tac-dung-phu-cua-thuoc-khang-sinh-lieu-cao2
Nổi mề đay là một trong những triệu chứng dị ứng khi lạm dụng thuốc kháng sinh liều cao

Dị ứng với thuốc kháng sinh

Tùy thuộc cơ địa có những người bị dị ứng với từng loại kháng sinh nhất định và mức độ khác nhau. Trong trường hợp bị dị ứng nghiêm trọng cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị bằng thuốc.

Một số triệu chứng dị ứng với thuốc kháng sinh như: Khó thở, sưng lưỡi, đau họng, nổi mề đay… Các triệu chứng dị ứng của cơ thể sẽ xuất hiện  ngay sau khi uống thuốc hoặc sau một vài ngày khi dùng thuốc.

Ngay khi xuất hiện các triệu chứng dị ứng nghi ngờ do thuốc kháng sinh liều cao người bệnh cần ngưng việc dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt khi xuất hiện tình trạng sưng họng, khó thở cần đi cấp cứu ngay lập tức để được xử lý nhanh chóng, kịp thời.

Gặp phải các vấn đề về tim mạch

Kháng sinh liều cao có thể gây ra một số những vấn đề về tim mạch với các triệu chứng như tim không đều hoặc huyết áp thấp. Một số ít các loại kháng sinh có nguy cơ gây ra những vấn đề về tim mạch như: Erythromycin và ciprofloxacin, thuốc kháng nấm terbinafine..

Trước khi sử dụng những loại thuốc có nguy cơ gây ra bệnh lý về tim mạch cần thông báo cho bác sĩ biết hoặc trong quá trình dùng thuốc kháng sinh xuất hiện triệu chứng đau ngực.

Co giật do kháng sinh

Có một số trường hợp sử dụng kháng sinh liều cao khiến cho người bệnh xảy ra tình trạng co giật, trong đó là nhóm kháng sinh như: Ciprofloxacin, cefixime, imipenem, và cephalexin.

Người bệnh có tiền sử động kinh hoặc co giật  hãy thông báo cho bác sĩ trước khi kê các loại thuốc kháng sinh sử dụng đạt hiệu quả cao và phù hợp nhất.

Gây suy thận

Thận sẽ giúp cơ thể loại bỏ độc tố ra khỏi máu và cơ thể qua nước tiểu. Việc uống hoặc truyền kháng sinh liều cao gây ra tình trạng quá tải với thận, đặc biệt là những người cao tuổi, người có tiền sử bệnh lý.

Có thể thấy rằng việc dùng thuốc kháng sinh liều cao gây ra nhiều những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe do đó cách tốt nhất người bệnh cần tuân thủ việc sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, đúng loại, dùng đúng liều lượng, tuyệt đối không dùng thuốc theo đơn kê của người khác, tránh sử dụng thường xuyên hoặc trong thời gian dài trừ trường hợp theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Khi gặp phải tác dụng phụ của kháng sinh người bệnh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được xử lý nhanh chóng, kịp thời.

Trên đây là một số tác dụng phụ của thuốc kháng sinh liều cao, hy vọng từ đó bạn đọc sẽ có cách dùng thuốc phù hợp để hạn chế những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Để có thêm nhiều tin hữu ích về sức khỏe, bạn đọc hãy thường xuyên theo dõi chuyên mục này.

Facebook Comments Box