Để hiểu rõ hơn về cá nước ngọt là cá gì? Các loại cá nước ngọt phổ biến? Bạn đọc hãy cùng đón đọc thông tin được chia sẻ ở bài viết dưới đây.

Cá nước ngọt là cá gì? 

Cá nước ngọt sẽ là loại cá sống ở trong môi trường chứa nước ngọt như sông, hồ và có độ mặn không vượt quá 0,05%.

Với mỗi môi trường sinh sống cá sẽ có những đặc điểm sinh học riêng để thích nghi với môi trường sống của chúng, cá nước ngọt cũng vậy. Cá nước ngọt sẽ có khả năng khuếch tán những khí hòa tan nhưng vẫn giữ lượng natri trong dịch cơ thể.

Vảy của cá nước ngọt sẽ thực hiện chức năng giảm sự khuếch tán nước qua da bởi vậy mà cá sẽ dễ bị chế khi bị mất quá nhiều vảy. Cá nước ngọt có bộ phận thận phát triển tốt để hấp thụ muối từ dịch cơ thể trước khi bị bài tiết ra bên ngoài.

ca-nuoc-ngot-la-ca-gi
Cá trích

Xem thêm:

Các loại cá nước ngọt phổ biến hiện nay

Cá trích 

Hình dáng của cá trích sẽ giống với cá mai, tuy nhiên kích thước của cá trích lớn hơn, thân dài, xương nhỏ, bề mặt da màu xanh nhạt, răng cá nhỏ, vảy mỏng tròn dễ bị rụng và ở phần sống bụng có răng cưa.

Môi trường sống của cá trích là nước ngọt và ở gần bề mặt nước, nhờ vào khúc đuôi cá trích di chuyên nhanh chóng. Có nhiều loại cá trích khác nhau nên người dân sẽ căn cứ vào những đặc điểm của hình thái như: Cá có nhiều vảy màu xanh, béo, thịt thơm sẽ được gọi là cá trích ve; Cá có thân tròn, ít vảy, thịt dẻo sẽ được gọi là cá trích lầm.

Cá thát lát 

Đặc điểm của cá thát lát là dẹt và nhỏ dần đến phía đuôi, toàn thân được bao phủ bởi bộ vảy nhỏ, miệng cá to, mõm ngắn. Trọng lượng trung bình của cá thát lát là khoảng 200gram – 500gram tùy từng môi trường, khu vực sống.

Cá thát lát thường có màu xám ở lưng, màu trắng bạc ở phía bụng, dưới viền xương nắp mang xuất hiện màu vàng.

Tại Việt Nam loại cá này sinh trưởng và phát triển nhiều ở khu vực sông Đồng Nai, vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhiều tỉnh tại miền Trung và Tây Nguyên.

Cá trê 

Hiện nay cá trê có khoảng 114 loài khác nhau sống trong môi trường nước ngọt, phần lớn sẽ sinh sống rải rác ở khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên cũng có những loại cá trê được tìm thấy ở các nước châu Phi.

Hình dạng và đặc trưng của mỗi loại cá trê sẽ có sự khác nhau như: Cá trê đen có thân dài, da mịn màng, phần đầu dẹt bàng, đuôi sẽ mềm và phẳng hơn, miệng rộng, hàm răng sắc nhọn, bốn đôi râu dài, mắt nhỏ, khoảng cách hai lỗ mũi cách xa nhau; Cá trê vàng xám sẽ có thân tròn, đầu phẳng, dẹp dần về phía đuôi, da mịn màng, vây màu đen, các đốm thẫm, mắt nhỏ, miệng rộng và bốn đôi râu dài.

ca-nuoc-ngot
Cá trê có nhiều loại khác nhau

Cá rô đồng và cá rô phi 

Cá rô đồng thường sinh sống trong môi trường nước ngọt, nước lợ như ao, đầm, mương, ruộng… Cá rô đồng thường có màu xanh, xám nhạt, phía bụng sẽ màu sáng hơn so với phần lưng, nắp mang có hình răng cưa, răng chắc và rất sắc xếp thành từng dãy trên hai hàm. Kích thước của cá rô đồng trưởng thành khoảng 25cm, thân cá rô đực dài hơn so với cái. Cá rô đồng được rất nhiều người ưa thích dùng trong nấu canh cá rô đồng bởi thịt có mùi thơm, dai và béo.

Cá rô phi sống nhiều ở các kênh rạch, ao hồ, sông suối, có nhiều loại khác nhau nhưng phổ biến nhất là cá rô phi đỏ, cá rô phi vằn, cá rô phi xanh. Môi trường sống của cá rô phi có thể là nước ngọt, nước phèn nhẹ, nước lợ. Đặc điểm nhận biết cá rô phi có phần thân màu hơi tím, vảy sáng, khoảng 9 – 12 sọc đậm chạy từ phía lưng đến bụng. Trọng lượng của cá có thể lên đến 4kg, chiều dài lên đến 0,5m, cá rô phi giống đực có tốc độ phát triển nhanh hơn so với giống cái.

Cá trắm đen và cá trắm trắng 

Cá trắm đen và cá trắm trắng đều cùng họ cá trắm sống trong môi trường nước ngọt tuy nhiên sẽ có sự khác nhau về đặc điểm như:

  • Cá trắm đen hay còn gọi là cá trắm cỏ xanh có thân dài, môi nhọn, không có râu và hình dạng toàn thân là ống tròn, phần bụng có màu trắng sữa, thịt trắng, xương lớn, lưng màu đen. Trọng lượng của cá trắm đen trưởng thành từ 4 – 7kg, thịt dai, thơm ngon;
  • Cá trắm trắng hay gọi là cá trắm cỏ trắng, có thân dài, phía bụng có màu trắng xám, miệng tròn, toàn thân màu vàng bìa. Loại cá này có trọng lượng ít hơn so với cá trắm đen, chỉ từ 2 – 4kg, thịt mềm, ít xương.

Cá bống 

Cá bống sinh sống nhiều ở khu vực sông Cửu Long, sông Đồng Nai và sông Vàm Cỏ. Cá có thân hình thoi tròn, có vài điểm trên thân vằn màu nâu, đầu lớn hơn thân, răng sắc nhọn, phần đuôi có hình chữ V màu đen rất dễ để nhận biết theo đặc điểm.

Cá bống có da nhớt, màu xám ở phía lưng, bề mặt bóng, vây lưng to, trọng lượng từ 50 – 100gr. Cá có thịt dày và ngon, sau khi chế biến có màu trắng tinh, vị ngọt thơm đặc trưng, không tanh. Cá bống thường được chế biến thành các món ngon như cá bống chiên, cá bống kho, cá bống nấu canh chua…

Cá lóc 

Cá lóc có rất nhiều tên gọi khác nhau như cá quả, cá chuối, cá sộp, cá lóc bông. Loại cá này sinh sống và phát triển ở những ao, hồ, đồng, ruộng, kênh mương, nơi có dòng nước chảy yếu hay còn gọi là nước tĩnh.

Cá lóc có thời gian sống trung bình từ 4 – 5 năm, có những cá thể sống được đến 10 năm. Trọng lượng trong khoảng 5 – 7kg, thân hình trụ dài, miệng rộng, hàm răng sắc, đầu to dẹt, trông như đầu rắn, thân tròn, da lưng màu đen ánh nâu bạc và thường có mùi tanh nhẹ và nhớt. Tùy vào khu vực sinh sống mà đặc điểm của cá lóc sẽ có sự khác nhau như: Cá lóc sống ở ruộng nước cạn sẽ có vảy ở trên đầu, lưng có màu đen ửng vàng; Cá lóc ở vùng nước sâu có vảy ở phía dưới bụng màu trắng, xuất hiện lớp vảy trên đầu và lưng màu đen tuyền.

Việc sử dụng cá lóc trong bữa ăn hàng ngày sẽ đem đến rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như: Ngăn ngừa sự sưng tấy, giúp duy trì và cân bằng chất lỏng trong cơ thể, khắc phục tế bào cùng những vùng mô bị tổn thương…

Bài viết trên của nativesaltwaterman.com hy vọng đã giúp bạn đọc trả lời thắc mắc: Cá nước ngọt là cá gì? Các loại cá nước ngọt phổ biến. Từ đó bạn đọc có nhiều các thông tin tìm hiểu về nhiều loại cá.

5/5 - (1 bình chọn)