Một trong những sản vật quý giá mùa nước nổi đem lại cho vùng đất Nam Bộ đó chính là cá linh. Để có thêm nhiều thông tin về loại cá này và giải đáp thắc mắc cá linh là cá nước ngọt hay mặn? Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Cá linh là gì?
Cá linh thuộc họ cá chép, hiện nay có đa dạng chủng loại khác nhau như cá linh rìa, linh cam, linh ống… Tất cả đều có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều đạm. Loại cá này có thân nhỏ, dài, màu trắng xanh, thịt thơm, ngon.
Mùa cá linh thường bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm, đây cũng là thời gian diễn ra mùa nước nổi ở Nam Bộ, lúc này cá linh sẽ xuất hiện nhiều và khoảng tháng 9 là thời điểm cá linh ngon nhất, xương mềm, bụng có mỡ nên vị béo ngậy.
Cá linh là cá nước ngọt hay mặn?
Cá linh sinh sống và phát triển ở vùng nước ngọt, nơi có những dòng nước chảy vào. Ở Việt Nam những khu vực có nhiều cá linh nhất từ đầu mùa nước nổi như Tân Châu, Hồng Ngự (Đồng Tháp), Thốt Nốt (Cần Thơ). Đến cuối mùa cá linh đã trưởng thành và sẽ được đem đi làm mắm, đây là loại mắm nổi tiếng ở các tỉnh Đồng Tháp, Long An, An Giang…
Cách chế biến các món ngon từ cá linh
Lẩu cá linh bông điên điển
Để làm ra món lẩu cá linh bông điên điển sẽ cần đến nguyên liệu chính là cá linh và bông điên điển – Đây là loại hoa được người dân miền Tây sử dụng nhiều trong chế biến món ăn.
Cách chế biến:
- Trước tiên làm sạch cá linh, để ra rổ cho ráo bớt nước và đem đi ướp cùng các loại gia vị để ngấm gia vị, giảm mùi tanh và vẫn đảm bảo được độ tươi ngon;
- Nhặt bỏ cọng bông điên điển, rửa sạch để ráo;
- Sử dụng nước dừa tươi để làm nước lẩu cá linh thơm ngon. Thêm nước dừa tươi vào nồi, nêm nếm gia vị nước mắm, đường, me dầm, tỏi… Tùy theo khẩu vị người dùng;
- Khi nước lẩu sôi lần lượt bỏ cá linh và bông điên điển vào, đợi chín và thưởng thức.
Xem thêm:
- Cá nước ngọt là cá gì? Các loại cá nước ngọt phổ biến
- Cá mú nước ngọt hay mặn? Tìm hiểu đặc điểm cá mú
Cá linh nhúng giấm
Sử dụng cá linh đầu mùa để làm món cá linh nhúng dấm sẽ rất ngon vì khi này cá linh non còn nhỏ, xương mềm, thịt ngọt. Ngay sau khi đánh bắt hoặc mua về làm sạch cá linh bằng cách bỏ ruột, rửa sạch, để ra rổ cho ráo nước. Sau đó bày lên đĩa.
Cách chế biến:
- Dùng nước sôi để chế biến món cá linh nhúng dấm. Nêm nếm gia vị như muối, hạt tiêu, nước mắm, giấm, đường, ớt, hành tươi vào nồi nước đã đun sôi;
- Tiếp theo đó thêm rau ngò gai, hành để tạo mùi thơm;
- Sau cùng cho cá linh đã bày trên đĩa vào nồi nước đang đun đến khi thấy mắt cá linh ngả sang màu trắng đục là chín và ăn được;
Ăn cá linh nhúng dấm kèm với các loại rau như bông điên điển, đậu bắp, rau muống, cà chua, bông súng… Khi thưởng thức món ăn này sẽ cảm nhận được vị giòn của bông súng bông điên điển, chất chua thanh của giấm, ngọt thịt của cá linh, hương vị càng đậm đà hơn nếu chấm cùng nước mắm nguyên chất dằm thêm chút ớt.
Cá linh kho tiêu
Một trong những món ăn ngon và trở thành đặc sản nổi tiếng của miền Tây là cá linh kho tiêu. Ăn có độ ngọt, béo của cá kết hợp cùng vị cay cay của tiêu và một số loại gia vị khác tạo nên món ăn ngon miệng, được nhiều người ưa thích, xuất hiện thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày của gia đình.
Cách chế biến:
- Sơ chế sạch cá linh và chuẩn bị nồi kho cá, nên sử dụng nồi đất để tạo ra món ăn ngon, đậm vị;
- Ướp cá linh để cá thấm gia vị, giảm bớt mùi tanh;
- Phi thơm tỏi đã băm nhuyễn, tiếp đến cho cá đã ướp vào nồi đảo đều và để lửa nhỏ kho đến khi thấy cá đã săn lại, lên màu thì thêm vào một chút nước lọc;
- Tiếp tục đun với lửa nhỏ để cá chín nhừ;
- Sau cùng cho ớt cắt nhỏ, tiêu xay, hành lá lên trên và tiến hành thưởng thức. Cá linh kho tiêu ăn với cơm trắng sẽ rất ngon miệng.
Cá linh kho mía
Cá linh được người Nam Bộ sử dụng làm món kho khá nhiều, đặc biệt khi kho với mía sẽ có mùi thơm, khi ăn rất ngon miệng.
Cách chế biến:
Sơ chế cá linh móc ruột rửa sạch và đem đi ướp gia vị, nước màu. Mía róc sạch vỏ, chẻ khúc nhỏ, đem xếp một lớp dưới đáy nồi và cho cá linh lên trên;
Để món cá linh kho nước mía thơm ngon nên sử dụng nồi đất để kho, dùng nước dừa xiêm thay thế nước lọc. Cho nước ngập mặt cá và đun với lửa nhỏ;
Khi cá chín thêm vào đó một chút tiêu và thưởng thức cùng cơm nóng. Mùi thơm của mía, nước dừa cùng với vị ngọt của thịt cá sẽ tạo ra món ăn thơm ngon, béo, ngọt, thịt chắc mà ai thưởng thức một lần cũng khó quên.
Lợi ích của cá linh đối với sức khỏe
Trong thịt cá linh có chứa rất nhiều dinh dưỡng như sắt, lipid, P, protid, Ca, Vitamin A, Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin B6… Trong Đông Y cá linh sẽ có vị ngọt, tính bình, không độc nên được sử dụng trong điều trị nhiều triệu chứng đem lại tác dụng như: Giảm ho, thanh thấp nhiệt, kiện tỳ lợi thủy, dưỡng khí huyết…
Một số những món ăn từ cá linh được sử dụng làm bài thuốc, cụ thể như:
- Giúp giảm triệu chứng ho hen, đờm nhiều, tức ngực: Sử dụng Cá linh, hành, củ kiệu, thêm gia vị theo khẩu vị kho ăn giúp hạ khí giảm ho, thông dương, kiện tỳ hóa đàm;
- Hỗ trợ các trường hợp bí tiểu do thấp nhiệt: Dùng nấu canh cá linh cùng các nguyên liệu bông điên điển, hoặc lá giang, hành, cà chua, lá me non, rau ngổ, ớt, gia vị. Duy trì ăn vài lần mỗi tuần còn giúp khỏi nhiệt miệng, chữa phì đại tuyến tiền liệt, sỏi mật, sỏi thận, kiện tỳ;
- Điều trị chứng suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém: Sử dụng cá linh nấu canh cùng với bông chuối, rau ngổ, cà chua. Duy trì ăn vài lần một tuần để đạt hiệu quả cao;
- Giúp chữa tỳ hư ăn không ngon miệng: Cá linh đem kho cùng tía tô, rau kinh giới, rau thơm, nấm hương, tương, gia vị;
- Chữa phù thũng do tỳ dương hư: Cá linh kho cùng bông súng, bông điên điển, rau đắng, rau diếp cá, hành, gừng, tiêu, mắm, gia vị. Ngoài ra món này còn có tác dụng trong hỗ trợ điều trị chứng vàng da, tiểu vàng, tiểu buốt;
- Chữa đau ngực sườn do huyết ứ trệ dùng cá linh om với cà chua, thì là, ớt, dưa hành muối chua, hành, ngò gia vị.
Hy vọng bài viết được nativesaltwaterman.com chia sẻ ở trên đã giúp bạn đọc có giải đáp cho thắc mắc: Cá linh là cá nước ngọt hay mặn? Từ đó sẽ có kế hoạch bổ sung loại quá này vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày một cách khoa học. Bạn đọc thường xuyên theo dõi chuyên mục này để đón đọc thêm nhiều thông tin chia sẻ hữu ích khác.