Trong bữa cơm Việt, nước mắm là loại gia vị được sử dụng phổ biến. Nguyên liệu chính để làm ra nước mắm là cá, vậy cá nước ngọt có làm mắm được không? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách nước mắm cá nước ngọt thơm ngon, bạn đọc hãy cùng theo dõi.

Cá nước ngọt có làm được nước mắm không?

Từ lâu đời đã xuất hiện nước mắm, loại gia vị này hấp dẫn người dùng bởi hương vị đặc biệt và giá trị dinh dưỡng cao. Nước mắm chính là sản phẩm thủy phân từ thịt cá trong muối biển, phương pháp để làm ra nước mắm là nhờ vào quá trình lên men tự nhiên và do nhiều tác dụng của hệ enzyme có sắc trong ruột cá.

Nhiều người cho rằng nước mắm từ xa xưa được làm từ cá biển. Vậy cá nước ngọt có làm được nước mắm không? Câu trả lời là CÓ. Trên thực tế thì cá nước ngọt hoàn toàn có thể trở thành nguyên liệu làm nước mắm.

Một số những loại cá nước ngọt thường được sử dụng trong làm nước mắm như:

Cá rô phi

Cá rô phi được nhiều địa phương sử dụng làm nước mắm, đặc biệt là khu vực miền Tây Nam Bộ. Nước mắm cá rô phi được đánh giá là có hương vị thơm ngon được nhiều người ưa thích. Nếu đã từng thử qua một lần sẽ rất khó để quên đi hương vị ngon.

Thịt của cá rô phi giàu khoáng, ngọt, ít mỡ có lượng đạm ở mức vừa phải, không chứa chất độc, đặc biệt đem lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Loại cá này rất dễ nuôi, ít mắc dịch bệnh và được nuôi trong nhiều loại hình thủy vực khác nhau nên được lựa chọn sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều món ăn, trong đó có thể làm nước mắm. Mắm cá rô phi sẽ có hương vị đậm đà riêng, thơm ngon.

ca-nuoc-ngot-co-lam-duoc-nuoc-mam-khong3
Cá rô phi là nguyên liệu để làm nước mắm cá nước ngọt

Xem thêm:

Cá linh

Cá linh là món quà mà thiên nhiên dành tặng riêng cho khu vực miền Tây, từ thời gian khoảng giữa tháng 7 âm lịch nước lũ chảy từ thượng nguồn sông MeKong ở Campuchia đổ về miền Tây qua tỉnh An Giang, Đồng Tháp, tiếp tục men theo kênh rạch đổ ra sông Cửu Long và rồi sẽ xối thẳng ra biển – Đây cũng là thời điểm nước về của khu vực miền Tây thu hoạch cá linh.

Cá linh đầu mùa chỉ bé bằng đầu đũa nên người dân miền Tây hay gọi là cá linh non, hay cá linh sữa. Loại cá này có thịt ngon, ngọt, xương mềm, bụng có mỡ béo ngậy.

Người dân miền Tây Nam Bộ thường sử dụng cá linh để làm mắm với hương vị đậm đà, khi dùng để ăn cùng với cơm nóng hay chấm với các món chiên rán, làm món kho… Có thể dùng mắm cá linh trong chế biến nhiều món ăn khác nhau một cách đơn giản và không tốn thời gian.

Cá sặc

Cá sặc là nguyên liệu được sử dụng làm nước mắm phổ biến ở khu vực Châu Đốc – An Giang. Vị ngọt thanh của nước mắm cá sặc sẽ để lại ấn tượng đậm sâu cho người thưởng thức. Bên cạnh làm mắm cá sặc còn được dùng làm cá sặc kho, làm lẩu mắm…

Nước mắm cá sặc có màu nâu đỏ đẹp mắt, để làm ra mắm loại cá này mọi người thường hay giã để khi ướp muối sẽ được tan đều và để lại vị ngọt thanh tự nhiên. Mắm cá sặc càng để lâu càng ngon, chỉ cần pha nước mắm cá sặc cùng với ớt, chanh giữ trọn hương vị ngon, đậm đà.

ca-nuoc-ngot-co-lam-duoc-nuoc-mam-khong1
Cách làm mắm từ cá nước ngọt như thế nào?

Cách làm nước mắm cá nước ngọt

– Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Cá tươi sống, các loại cá như cá rô, cá trắng, cá linh… Tùy theo sở thích và nhu cầu sử dụng mà chuẩn bị loại cá tươi phù hợp;
  • Muối, số lượng muối sẽ chuẩn bị theo số lượng cá, khoảng 3kg cá sẽ sử dụng 1kg muối. Nên chọn muối hạt, tinh khiết, hàm lượng NaCl > 95% phải được lưu kho ít nhất một năm trước khi dùng làm mắm. Vì có như thế những ion gây ra vị bất lợi trong nước mắm chảy hết đi;
  • Hũ được nước mắm bằng sành, thủy tinh, sứ… Tất cả cần được khử trùng sạch;
  • Chuẩn bị thêm dứa, mật ong, nước đường để gia tăng vị ngon hơn cho nước mắm.

Sơ chế nguyên liệu

  • Cá tươi mua về đem sơ chế bằng cách bỏ ruột, rửa sạch rồi đem cất vào rổ, đối với cá rô phi nên rửa sạch màng đen trong khoang bụng để hạn chế mùi tanh. Cần rửa cá sạch với nhiều lần để cá không bị nhớt và giảm mùi tanh;
  • Pha nước muối loãng ở phần cá vừa làm sạch, sau đó để ra rổ cho cá ráo nước;

– Cách làm nước mắm từ cá nước ngọt

  • Sau khi đã sơ chế cá sạch sẽ đem trộn đều cá cùng với muối theo tỷ lệ 3:1, có nghĩa là 3kg cá và 1 kg muối. Cho cá vào chum sành, hũ thủy tinh, sứ đã chuẩn bị, xếp và muối lần lượt, một lớp cá sẽ phủ đến 1 lớp muối để cá ngấm đều muối;
  • Nên để vại cá muối ở nơi thoáng mát, tránh để ở vị trí bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Sau khi ngâm 2 ngày mở nắp ra sử dụng đũa sạch để đảo. Làm theo cách này với số lượng cá ít trong các hũ nhỏ thì sau khoảng 15 – 20 ngày là có thể lọc nước mắm để ăn. Đối với số lượng cá nhiều cần đến 6 – 7 tháng, thời gian để càng lâu nước mắm sẽ càng ngon do cá được phân hủy hết;
  • Khi làm mắm có thể sử dụng thêm một phần quả dừa, mật ong hoặc nước đường vào trong chum cá mắm sẽ giúp kiểm soát được vị tự nhiên của nước mắm. Thêm một số thành phần đó trong chum làm mắm sẽ giúp cân bằng độ mặn, tạo màu đẹp cho thành phẩm;
  • Chú ý trong quá trình sản xuất nước mắm không được để dính nước lã vào bởi sẽ cần rơi vào đó mấy giọt nước lã sẽ khiến cho thành phẩm nước mắm không ngon hoặc dễ bị hỏng.

Sau khi hoàn thành quá trình làm nước mắm, thành quả đạt chất lượng sẽ có màu từ cánh gián đến vàng rơm tùy vào loại cá và điều kiện thời tiết. Cùng với đó là hương vị thơm đặc trưng không bị nặng mùi, có vị mặn vừa miệng, hậu ngọt tự nhiên.

Bài viết ở trên đã hướng dẫn bạn đọc cách làm nước mắm cá nước ngọt tại nhà chi tiết. Từng bước đã được nativesaltwaterman.com hướng dẫn giúp bạn thực hiện đúng cách, tạo ra những giọt nước mắm thơm ngon, hương vị đậm đà.

5/5 - (1 bình chọn)