Việc nuôi cá nước ngọt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên để thu được lợi nhuận cao cũng cần tìm hiểu, lựa chọn giống cá nuôi phù hợp với môi trường, điều kiện. Bài viết dưới đây chia sẻ các loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao.

Các loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại cá nước ngọt được ưa chuộng, mỗi loại cá sẽ khác nhau về đặc điểm, giá trị dinh dưỡng. Chi tiết các loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao như:

Cá lăng

Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại cá lăng như cá lăng đen, cá lăng chấm vàng, cá lăng đuôi đỏ, trong đó cá lăng đuôi đỏ là dòng có kích thước và trọng lượng lớn lên đến 30kg/ con, giá trị cao về kinh tế.

Cá lăng đuôi đỏ là cá da trơn được sống thành từng đàn ở tầng đáy, lượng nước chảy nhẹ, cá thích sống ở môi trường sạch. Trong trường hợp cá được nuôi ở ao sẽ thường xuyên trú ẩn và bắt mồi về đêm, ăn tạp. Phần lớn cá sẽ sống ở nước ngọt, ngoài ra có thể sống ở nước lợ với độ mặn từ 5 – 7% nên hoàn toàn có thể nuôi ở ao, lồng bè…

Cá lăng đuôi đỏ được phát triển nhiều ở những vùng nước ngọt thuộc khu vực nước ngọt thuộc các tỉnh miền Đông Nam bộ và ĐBSCL, phát triển mạnh nhất ở các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Tháp và An Giang.

Tốc độ tăng trưởng của cá lăng đuôi đỏ lớn đem lại giá trị kinh tế cao, chất lượng thịt ngon, ít có xương dăm. Cá lăng đuôi đỏ giá thành từ 270.000 – 500.000 đồng/kg, bên cạnh đó cá lăng vàng có giá khoảng 300.000 – 400.000 đồng/kg, cá lăng chấm có giá khoảng 120.000 đồng/kg… Mỗi loại sẽ cá lăng sẽ có mức giá khác nhau.

ca-nuoc-ngot-co-gia-tri-kinh-te-cao2
Cá chép giòn là một trong những loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao

Cá chép giòn

Cá chép giòn là một trong những loại cá nước ngọt, ở giai đoạn đầu khi nuôi sẽ giống với các loại cá chép thường trong tự nhiên. Trong quá trình này người nuôi có thể sử dụng thức ăn công nghiệp, hữu cơ để nuôi cá trong khoảng 9 tháng. Đến khi cá chép giòn đạt khoảng 1kg sẽ thực hiện chọn lọc cá chất lượng để vỗ béo và nuôi thành cá chép giòn.

Thông thường cá chép giòn sẽ được ăn đậu tằm trong thời gian dài để làm thay đổi cấu trúc thịt làm cho chắc giòn hơn. Hiện nay có nhiều mô hình nuôi cá chép giòn khác nhau nuôi trong ao đất, lồng bè hoặc bể xi măng, loại cá này ưa sống ở tầng đáy với kích thước bể lớn.

Hiện nay cá chép giòn được nuôi phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh như Hải Dương, An Giang, Đồng Tháp… Nuôi cá chép giòn cần nhiều kỹ thuật phức tạp nên sẽ có kinh tế cao, dao động mức giá từ 150 – 250.000 đồng/ kg.

Cá rô phi đen

Cá rô phi đen là một trong những loại cá ăn tạp và chúng có thể tiêu thụ mảnh vụn, động vật không xương sống, tảo cát, các cá con nhỏ và những thảm thực vật từ tảo vĩ mô đến loại thực vật có rễ. Chính chế độ ăn tạp nhiều loại này sẽ giúp cho cá rô phi đen phát triển mạnh ở nhiều khu vực khác nhau.

Cá rô phi đen rất dễ nuôi, dễ thu hoạch, thịt cá có màu trắng nhẹ, được nhiều người ưa thích và trở thành loại cá nước ngọt có giá trị cao về kinh tế.

Sau khoảng 1 năm nuôi cá rô phi đen đạt trọng lượng trên 0,5kg trở lên và đến thời kỳ sinh sản cá sẽ tự đẻ trứng trong ao.

Cá trắm cỏ

Cá trắm cỏ là loài có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, nhiều tỉnh thành trên địa bàn cả nước, đặc biệt là khu vực đồng bằng phía Bắc nuôi số lượng lớn cá trắm cỏ.

Đây là loại cá sống ở nước ngọt, dễ nuôi ở các khu vực ao, hồ, sông lớn với thức ăn chính là cỏ, rau xanh, thân cây chuối hoặc các loại bột ngô, khoai, cám gạo… Độ sâu thích hợp để nuôi cá trắm cỏ từ 0 – 30m, khu vực tầng giữa và thấp trong môi trường nước trong. Thịt của cá trắm cỏ ngon, thơm, ít xương dăm, giá thành dao động từ 50 – 100.000 đồng/ kg.

Cá chim trắng 

Cá chim trắng hay còn gọi là cá bạc, đây là loại cá nước ngọt sống tại các vùng nước ngọt, có thân phẳng, vây ngực dài, vây đuôi chẻ.

Cá chim bạc sẽ ít vảy nhỏ và có màu trắng bạc, trọng lượng của cá từ 4 – 6kg nhưng do bị đánh bắt quá mức nên không còn nhiều cá thể có cân nặng lớn mà hầu hết là các mẫu vật có trọng lượng dưới 1kg.

Khả năng phát triển của cá chim trắng khá nhanh nên sẽ giúp nâng cao giá trị kinh tế, sau khoảng 3 – 4 tháng nuôi cá sẽ đạt từ 0,8 – 1kg/ con.

Cá thát lát

Thân của cá thát lát dài, dẹt, nhỏ dần ở phía đuôi và toàn thân được phủ bởi vảy nhỏ. Miệng cá thát lát to khá to, mõm ngắn, trọng lượng trung bình nặng từ 200 – 500 gram.

Ở lưng và bụng của cá thát lát có màu xám bạc, viền xương nắp mang có màu vàng. Cá thát lát được sinh sôi và phát triển mạnh ở những khu vực sông Đồng Nai, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long.

Thịt ngọt, mềm và giàu dinh dưỡng nên cá thát lát có giá trị kinh tế cao, thường được sử dụng trong chế biến những món ăn ngon như chả cá thát lát, nấu canh chua… Ngày nay sản lượng cá thát lát ngày càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.

ca-nuoc-ngot-co-gia-tri-kinh-te-cao1
Cá thát lát

Cá trê 

Trên thực tế hiện nay có khoảng 114 loài cá trên sống trong môi trường nước ngọt, phần lớn loại cá này sẽ sống ở khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên cũng có những loại xuất hiện tại khu vực Châu Phi.

Cá trê đa dạng về nhiều loại nên sẽ có hình dạng đặc trưng riêng như: Cá trên đen sẽ có thân đen dài, da bóng loáng, mịn màng, phần thân và đuôi mềm và phẳng hơn, miệng rộng, răng sắc nhọn, có bốn đôi râu dài, mắt nhỏ, lỗ mũi cách xa nhau; Cá trê vàng có đầu phẳng, thân tròn dài, dẹp về phía đuôi, da mịn màng có xuất hiện đốm thẫm, mắt nhỏ, miệng rộng với bốn râu dài.

Bài viết trên của nativesaltwaterman.com hy vọng đã giúp bạn đọc trả lời thắc mắc: Các loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi. Từ đó bạn đọc có thêm hiểu biết về các loại cá này, hãy thường xuyên theo dõi bài viết này của chúng tôi để tham khảo nhiều bài viết hữu ích khác.

5/5 - (1 bình chọn)