Thuốc kháng sinh ngày càng được sử dụng phổ biến nhằm điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, không ít người bệnh gặp phải tình trạng bị dị ứng thuốc kháng sinh. Vậy cách chữa dị ứng thuốc kháng sinh tại nhà như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi

Dị ứng với thuốc kháng sinh là gì?

Dị ứng thuốc kháng sinh là phản ứng quá mức, bất thường, có hại cho người bệnh khi dùng hoặc tiếp xúc với thuốc (sự kết hợp dị nguyên với kháng thể dị ứng hoặc lymoho bào mẫn cảm) do đã có giai đoạn mẫn cảm.

Dị ứng thuốc kháng sinh thường không phụ thuộc vào liều lượng, có tính mẫn cảm chéo, với một số triệu chứng và hội chứng lâm sàng đặc trưng, thường có biểu hiện ngoài da và ngứa.

Các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng thuốc kháng sinh thường xảy ra trong vòng một giờ sau khi dùng thuốc, hoặc thậm chí có thể xảy ra vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần sau đó. Các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng thuốc kháng sinh bao gồm:

Cach-chua-di-ung-thuoc-khang-sinh-tai-nha
Cách chữa dị ứng thuốc kháng sinh tại nhà
  • Phát ban da
  • Mề đay
  • Ngứa
  • Sốt
  • Khó thở
  • Khò khè
  • Sổ mũi
  • Sưng
  • Ngứa, chảy nước mắt
  • Sốc phản vệ

Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng hiếm gặp, đe dọa đến tính mạng, gây ra rối loạn chức năng lan rộng toàn hệ thống cơ thể. Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm:

  • Buồn nôn hoặc quặn bụng
  • Nôn hoặc tiêu chảy
  • Bồn chồn, hoảng hốt
  • Co thắt đường thở và cổ họng, gây khó thở
  • Mạch nhanh nhỏ khó bắt
  • Hạ huyết áp
  • Mất ý thức

Cách chữa dị ứng thuốc kháng sinh tại nhà 

Nếu bị dị ứng thuốc, bạn hãy liên hệ ngay lập tức với các cơ sở y tế gần nhất khi thấy có các dấu hiệu sau:

  • Khó thở, hơi thở khò khè
  • Đau thắt vùng ngực
  • Ngất xỉu
  • Môi, lưỡi, cổ họng bị sưng
  • Xuất hiện các biểu hiện khác của tình trạng sốc phản vệ
Nguoi-benh-can-ngung-dung-cac-loai-thuoc-neu-nghi-ngo-bi-di-ung
Người bệnh cần ngừng dùng các loại thuốc nếu nghi ngờ bị dị ứng

Xem thêm:

Tiếp theo, áp dụng các cách chữa dị ứng thuốc kháng sinh tại nhà sau đây:

  • Ngừng dùng các loại thuốc nghi ngờ hoặc trực tiếp gây dị ứng
  • Tiêm thuốc epinephrine tự động vào vị trí bắp thịt đùi phía ngoài. Trong trường hợp cần thiết, có thể tiêm xuyên qua quần áo.
  • Cách xử lý dị ứng thuốc cần thực hiện tiếp theo là để người bệnh nằm ngửa, đầu thấp, chân cao hơn đầu. Nếu bị nôn hoặc ói, đổi tư thế cho bệnh nhân sang nằm nghiêng, không để người bệnh ngồi hoặc đứng.
  • Không để bệnh nhân một mình mà luôn phải có người túc trực bên cạnh.
  • Sau khi đã tiêm epinephrine liều thứ nhất mà các triệu chứng trên không thuyên giảm, có thể tiêm epinephrine liều thứ 2. Lần tiêm thứ 2 cách lần thứ nhất khoảng 5 phút.

Cách chữa trị dị ứng thuốc tại nhà chỉ đóng vai trò sơ cứu nhằm kéo dài thời gian trong khi chờ sự cấp cứu của các nhân viên y tế. Do đó, hãy đảm bảo đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt để nhận được sự cấp cứu từ bác sĩ. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị như sau:

  • Đầu tiên, không được để bệnh nhân tiếp xúc với các loại thuốc chữa và phòng bệnh đã hoặc có khả năng gây dị ứng.
  • Chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc kháng histamin anti H1 thế hệ 2 như fexofenadin, astemisol, cetirizin, loratadin,… Đối với những người bị dị ứng nặng, có thể kết hợp với các loại thuốc corticoid dạng tiêm truyền. Ngoài ra, những loại thuốc được dùng để điều trị triệu chứng cũng sẽ được chỉ định.
  • Bù nước, điện giải, hoặc sử dụng các loại thuốc lợi tiểu cũng là cách xử lý khi bị dị ứng thuốc có thể được áp dụng.

Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về cách chữa dị ứng thuốc kháng sinh tại nhà. Đây là một trong những trường hợp dị ứng thuốc phổ biến nhất, do đó bạn hãy hỏi thật kỹ và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để hạn chế những rủi ro ngoài ý muốn.

Facebook Comments Box